Khi bạn truy cập vào một website bạn sẽ thấy những nút (button), call to action hay là một form đăng ký. Làm sao bạn có thể biết được khi một khách hàng truy cập vào website của mình họ thường làm gì ? họ thực hiện những hành động nào trên website của bạn? bạn có thể hiểu được hành vi của người dùng trên website của mình ?

Khi bạn chạy quảng cáo Google Adwords làm sao để bạn thống kê được liệu quảng cáo đó có thực sự hiệu quả hay không ? làm sao để thống kê khách hàng mua hàng, khách hàng để lại liên hệ, khách hàng gọi thông qua website là từ nguồn quảng cáo nào

Tất cả những điều trên chúng ta sẽ gói gọn lại với cái tên Tracking Conversion hay có thể hiểu nôm na là tỉ lệ chuyển đổi. Bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager, cài đặt chuyển đổi cuộc gọi trong Google Tag Manager, cài đặt chuyển đổi contact form 7 trong Google Tag Manager một cách cơ bản và hiệu quả nhất.

1. Tạo chuyển đổi (Tracking conversion) để làm gì ?

Tracking conversion hay tỉ lệ chuyển đổi giúp chúng ta theo dõi hành vi người dùng dựa trên lượt nhấp (click), đăng ký form, mua hàng trên website của bạn.

2. Làm thế nào để tạo chuyển đổi ?

Hiện nay google đã có những sản phẩm cực kỳ tốt để giúp chúng ta có thể tạo, theo dõi và đo lường một cách hiệu quả. Chúng ta sẽ sử dụng Google Analytics để theo dõi, đo lường tỉ lệ chuyển đổi này, còn để tạo chuyển đổi (conversion) ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn mọi người sử dụng công cụ Google Tag Manager đầy sức mạnh

Google Tag Manager hỗ trợ chúng ta tác động lên website của mình mà không cần đụng chạm gì tới source code trên website của bạn. Bạn có thể chèn 1 script, tác động lên một chức năng nào đó lên website của mình, có thể tạo chuyển đổi, thêm mã theo dõi (GA) trên website và rất nhiều tính năng hay ho khác chờ anh em khám phá

3. Hướng dẫn cài đặt chuyển đổi cuộc gọi, đăng ký form trong Google Tag Manager

Ở bài hướng dẫn này mình sẽ test trên site hiện tại của mình, tính chuyển đổi số hotline và form đăng ký tư vấn. Site mình đang sử dụng wordpresscontact form 7. Nếu anh em sử dụng code thuần hoặc một ngôn ngữ lập trình khác thì anh em có thể xem qua cách làm phần tracking form thôi nhé, cần mình hỗ trợ vấn đề nào hãy inbox cho mình hoặc để lại comment dưới bài viết này nha.

Muốn tracking một cái gì đó trên website chúng ta nên hiểu một chút về cấu trúc html và một chút css để chúng ta làm một cách dễ dàng hơn. Thôi không dài dòng nữa chúng ta bắt đầu thôi

3.1 Hướng dẫn tracking button

Đầu tiên chúng ta hãy truy cập vào google tag manager đến phần Tags tại đây chúng ta sẽ tạo mới 1 tags.

 Tạo một tag trên google tag manager
Tạo một tag trên google tag manager

Mình sẽ giải thích một vài thông số như sau:

  1. Tên của tags ở đây mình đặt là Hotline Conversion
  2. Cấu hình thẻ (Tag Configuration): Chúng ta sẽ đọc thông số trên Google Analytics nên sẽ sử dụng tag này để gửi qua GA, một vài thông số bạn cần chú ý:
    – Kiểu theo dõi (Track type): sự kiện (Event)
    – Loại theo dõi ( Category): Thông số này mình sẽ sử dụng lại trên google analytics
    – Hành động (Action): ở đây là click vào button nên mình đặt là button
    – Còn thêm 2 thông số nữa là nhãn (label), giá trị (value) bạn có thể thêm để theo dõi chi tiết. Mình thì thêm đến đây là đủ =)))
    Google Analytics Settings: ở đây bạn chỉ cần điền ID của GA của bạn là được, {{GA}} như trong hình là mình đã tạo trước 1 biến trong Google Tag Manager
  3. Kích hoạt (Triggering): Phần này chúng ta sẽ bắt sự kiện trên website của mình như là sự kiện click, đăng ký form, mua hàng, …
Tạo một trigger trong google tag manager
Tạo một trigger trong google tag manager

Sau khi chúng ta click tạo 1 trigger, chúng ta sẽ tiến hành cấu hình:

  1. Tên Trigger: ở đây mình đặt click hotline
  2. Cấu hình Trigger: vì sự kiện click mình sẽ chọn click elements, ở mục mình bắt theo class của button nên chúng ta cần xem button trên website của mình có class là gì có phải là duy nhất hay không. Để tracking được chính xác nhất anh em nên xem button đó class có phải duy nhất hay là không, bởi vậy anh em biết html, css thì cái này làm rất nhanh. Trên website của mình nút hotline có class là “vi-phone“, nên mình sẽ tracking chọn click classes contains (chứa) và class là vi-phone
  3. Sẽ hiển thị tag nào cho trigger bạn đã tạo

Như vậy đã tạo xong 1 tracking trên google tag nhưng để hiển thị kết quả trên google analytics (GA) chúng ta cần tạo một sự kiện (event) trên GA nữa thì mới hiển thị nha anh em. Chúng ta hãy truy cập vào GA vào phần admin đến phần goals

Tạo goal trên Google Analytics
Tạo goal trên Google Analytics

Tiếp theo chúng ta tạo mới 1 Goal

  • Cài đặt goal (Goal Setup): chúng ta chọn mẫu (template)
  • Nội dung goal (Goal Description): Chúng ta đặt tên goal và chọn mục sự kiện (event)
  • Chi tiết goal (Goal Details): Phần này anh em chú ý sẽ có những mục là loại theo dõi (Category), hành động (Action), nhãn (Label), giá trị (Value). Anh em hãy qua lại phần google tag mà chúng ta đã tạo và xem lại những thông số mà mình vừa điền giống như hồi nãy là xong nhé
 Thông số goal trên GA giống phần cấu hình trong Google Tag Manager
Thông số goal trên GA giống phần cấu hình trong Google Tag Manager
3.2 Hướng dẫn tạo tracking form

Về phần tracking form có đôi chút khác với phần click nút button trên website nhé anh em. Vì phần đăng ký form chúng ta cần khách hàng điền thông tin một cách chính xác và gửi yêu cầu cho chúng ta và khi chúng ta nhận được form thì mới được tính là một chuyển đổi, mình thấy nhiều anh em làm phần tracking này giống như phần tracking button thật sự mà nói nó không sai nhưng theo mình nghĩ tỉ lệ chính xác của nó là rất thấp. Form đăng ký có thể xảy ra vấn đề khi đăng ký không thành công hoặc lỗi khi gửi đăng ký (bạn có thể xem trường hợp này ở video mình demo bên dưới nhé)

 Tạo một event submit form
Tạo một event submit form

Khác với phần click hotline chúng ta chọn click element thì phần đăng ký form này chúng ta sẽ chọn Tùy chỉnh sự kiện (Custom Event). Phần tên sự kiện ( event name ) mình đặt tên là formsubmitsuccess, kích hoạt sự kiện trên (This trigger fires on) một event tùy chỉnh (All Custom Events)

Sau khi tạo xong một custom event chúng ta sẽ kích hoạt event này, vì mình sử dụng contact form 7 nên mình sẽ sử dụng hook của nó sau khi gửi email thành công

// event của contact form 7
document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) {
    // event của google tags
    dataLayer.push({
	  'event' : 'formsubmitsuccess'// sự kiện chúng ta tạo
	});
}, false );

Đây là một đoạn script bạn có thể chèn vào trong source code, nếu bạn không có quyền truy cập hoặc bạn không biết gì về code thì bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

 Chèn script trên Google Tag Manager
Chèn script trên Google Tag Manager

Chúng tạo tạo thêm 1 tag và chọn custom html để chèn đoạn code bên trên vào, triggering minh sẽ chọn tất cả trang (all pages), để tất cả trang nào cũng hiển thị đoạn script này

Như vậy là đã xong phần tracking form, anh em lưu ý sau khi tạo xong thì chưa thay đổi được ngay đâu nhé, mọi người cần phải submit để mọi thứ được lưu lại như anh sau khi viết bài thì cũng cần lưu lại vậy

Google Tag Manager cho chúng ta 2 lựa chọn là preview và submit. Preview để chúng ta xem lại những tags mình tạo có hoạt động chính xác không, submit là giúp chúng ta thay đổi những cái mình đã tạo

4. Hướng dẫn cách xem, đọc thông tin trên google analytics

Chúng ta có thể xem và đọc hiệu quả chúng ta hãy truy cập vào Google Analytics mà chúng ta vừa tạo goals. Xem kết quả trong ngày chúng ta hãy vào phần Hiện tại (Realtime) chọn menu Chuyển đổi (Conversions)

Theo dõi conversion theo ngày, hiện tại
Theo dõi conversion theo ngày, hiện tại

Xem phần thống kê theo ngày, theo tuần để so sánh hiệu quả chúng ta vào menu Chuyển đổi (Conversions)

Theo dõi thống kê, so sánh conversion theo tuần, theo tháng
Theo dõi thống kê, so sánh conversion theo tuần, theo tháng

Trên đây mình hướng dẫn cho anh em một số cách cơ bản nhất mà một website thông thường sẽ có, nếu anh em muốn tracking chức năng khác hay một chức năng đặc biệt nào đó thì anh em có thể tùy biến theo cách của mình, cần hỗ trợ hay thắc mắc gì anh em hãy để lại bình luận bên dưới mình sẽ giải đáp cho anh em nhé.

Cách tạo conversion này đã được chính đội ngũ support kỹ thuật của google xem xét đánh giá là tối ưu nên anh em có thể yên tâm về cách này. Tracking form mình có thể chắc chắn tỉ lệ là 100% còn tracking hotline thì tùy thuộc vào site của anh em có bị spam không nhé

Còn về hiệu quả, tỉ lệ chuyển đổi cao hay không là do cách anh em đặt những button, form đăng ký làm sao để phù hợp hành vi người dùng. Để đạt được hiệu quả tốt thì hành vi người dùng phải tốt, lời khuyên của mình là anh em hãy đặt bản thân mình là một người khách hàng truy cập vào website từ đó anh em sẽ hình dung được hành vi đó như thế nào hoặc có thể tìm một số công cụ hỗ trợ bản đồ nhiệt trên website để có được hiệu quả tốt nhất.

Nếu anh em có chạy Google Adwords thì anh em hãy vào trong phần quản lý quảng cáo của anh em import những chuyển đổi mà bạn vừa tạo vào là được nhé. Đây đều là dịch vụ của google nên được hỗ trợ nhanh gọn lẹ.

Như vậy hôm nay mình đã hướng dẫn anh em cách làm thế nào để tạo, xem hiệu quả tỉ lệ chuyển đổi trong Google Analytics như thế nào rồi, có thắc mắc hay cần giải đáp vấn đề gì anh em hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Chúc anh em thành công !!!